An toàn và sức khỏe trong vận hành nhà máy thủy điện
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN (Phần 1) 1. Giới thiệu Sức khỏe và sự an toàn với người lao động là việc tối quan trọng, bỏ bê những việc này có thể dẫn đến một số tổn thất đáng tiếc. Những nghiên cứu về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp có xu hướng tập trung ở một số khu vực trong khoảng thời gian, tập trung vào các chính sách và thực hành, đặc điểm cá nhân và các mối quan hệ xã hội, các sự kiện – sự cố tai nạn hoặc thương vong. Từ năm 1950, Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã chia sẻ một định nghĩa chung về sức khỏe nghề nghiệp được thông qua vào năm 1950 và sau đó vào năm 1995. Định nghĩa này có nội dung như sau: Sức khỏe nghề nghiệp cần hướng tới: thúc đẩy và duy trì mức độ cao nhất về thể chất, tinh thần và xã hội của người lao động trong tất cả các ngành nghề; phòng ngừa (mâu thuẫn) giữa các công nhân về sức khỏe bởi điều kiện làm việc (nguyên văn: the prevention amongst workers of departments from health caused by their working conditions); bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro do các yếu tố bất lợi trong quá trình làm việc; đặt và duy trì công nhân làm việc trong môi trường thích nghi với tâm- sinh lý (hay là duy trì sự thích ứng với công việc của mỗi công nhân). Chủ đề về an toàn sức khỏe tại nơi làm việc có nhiều vấn đề như: hóa chất, khoáng chất độc hại; tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm và hút thuốc thụ động; an toàn tâm lí (căng thẳng, sợ hãi, thái độ …); an toàn tâm lí xã hội (thờ ơ, homophobia và lesbophobia); quấy rối hình sự, tình dục tại nơi làm việc; làm việc trong phạm vi khí thải có hại; sản xuất các chất có hại; các công trình, cơ sở vật chất có mối nguy như cầu thang không an toàn, công trình dang dở, sàn trơn; môi trường an ninh không an toàn và biện pháp phòng ngừa; các biện pháp liên lạc an toàn và đồ bảo hộ cá nhân. Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ an toàn trong các nhà máy điện đã được cải thiện do sự quan tâm và giám sát của chính phủ. Theo các bộ luật Lao động của các nước, việc đảm bảo an toàn là trách nhiệm của người sử dụng. Có nghĩa là, người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị, sắp xếp môi trường làm việc an toàn, kiểm soát được mọi mối nguy có thể có. Tuy nhiên, theo Tổ chức lao động quốc tế, hang năm có khoảng 2 triệu người tử vong do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Năm 2009, một vụ tai nạn đã xảy ra tại Sayano-Shushenskaya gần Sayanogorsh ở Khakassia, Nga, nơi sự cố của một nhà máy thủy điện đã gây ra cái chết cho 75 người. Vụ tai nạn là sự cố lớn của turbine. Sảnh tua bin và phòng máy bị ngập nước, trần của sảnh tuabin bị sập và chín trong số 10 tuabin bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Toàn bộ nhà máy thủy điện công suất 6400 MW gần như bị phá hủy dẫn đến mất điện trên diện rộng. Sự cố vỡ đập Sayano-Shushenskaya không phải là sự cố đập thủy điện duy nhất gây thiệt hại về người và thiệt hại lớn ở khu vực xung quanh. Tai nạn trong lĩnh vực này rất hiếm nhưng hậu quả thường rất nghiêm trọng. Ngoài ra, Nhà máy thủy điện Taum Sauk, Missouri, Hoa Kỳ cũng chứng kiến một sự cố dẫn đến năm người bị thương và thiệt hại vĩnh viễn cho cảnh quan xung quanh, sau đó là khoảng thời gian không phát điện kéo dài khoảng 5 năm. Nguyên nhân của sự cố này có thể được quy cho các lỗi kỹ thuật đã bị bỏ qua và lỗi quản lí. Nó đã được quan sát thấy rằng hệ thống đo bị lỗi nhưng nhà máy vẫn chạy. Vụ việc dẫn tới việc rút 4 triệu m3 nước trong vòng 1 giờ. Tháng 6 năm 2013, sự cố của nhà máy thủy điện Dhauliganga (280 MW) ở Ấn Độ đã gây ra một trận lụt lớn chưa từng thấy dẫn đến việc nhấn chìm hoàn toàn một nhà máy điện, công suất phát điện bị mất trong vòng 6 tháng. Thực tế rằng, việc xây dựng các nhà máy thủy điện lớn có nguy cơ tiềm ẩn cao đối với sức khỏe và tính mạng của con người cũng như môi trường. Do đó, mức độ an toàn đặc biệt cao là cần thiết cho các nhà máy như vậy. Mặc dù hầu hết các quy định trong lĩnh vực này được cung cấp bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) dưới dạng tiêu chuẩn, nhiều công ty và quốc gia đã không đáp ứng được kỳ vọng của các tiêu chuẩn đó. Mối quan tâm của bài viết này là về các mối đe dọa lớn hiện có đối với sự an toàn của nhân viên làm tăng nguy cơ tai nạn lao động và sự phơi nhiễm của nhân viên đối với các mối nguy liên quan đến hoạt động của nhà máy thủy điện